logo Sun Pet House

Sun Pet House - Sun Pet House là cửa hàng chăm sóc thú cưng 5 sao đầu tiên ở Bình Tân với những sản chất lượng và giá cả hợp lý

Chào mừng bạn đến với Sun Pet

Dành cho Chó

Chó cưng, đồ chơi cho chó và các sản phẩm chuyên dành cho chó cưng

Dành cho Mèo

Mèo cưng, đồ chơi cho mèo và các sản phẩm chuyên dành cho mèo cưng

Spa & Grooming

Dịch vụ tắm spa, cắt tỉa lông chuyên nghiệp dành cho thú cưng

Pet Hotel

Chăm sóc thú cưng dành cho những người bận rộn với công việc, đi du lịch, ....

Dịch vụ

Chăm sóc thú cưng

Giúp thú cưng sạch sẽ hơn, gọn gàng hơn
Tạo những kiểu tóc sang chảnh, ấn tượng
Loại bỏ các mầm mống gây bệnh từ lông móng
Thú cưng được massage đúng cách, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái
Đảm bảo an toàn cho boss
Xem chi tiết

Kiểm tra thú cưng

Ngăn ngừa và sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm
Kiểm soát được tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng
Phát hiện bệnh từ những dấu hiệu ban đầu và điều trị dứt điểm
Tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị cho thú cưng
Phòng ngừa các bệnh lây từ thú sang người
Xem chi tiết
Cách ít người biết để dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Cách ít người biết để dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Với không ít người nuôi mèo, việc dạy cho mèo cách đi vệ sinh đúng chỗ là một chuyện không hề dễ, và nếu không chú ý tới vấn đề này ngay từ khi mèo còn nhỏ chúng ta sẽ phải xử lí hậu họa do mèo gây tra, rất vất vả. Thời gian đầu nuôi mèo bạn sẽ cảm thấy khá khó khăn với một số vấn đề của chúng, đặc biệt là việc làm sao để con mèo phải biết đi vệ sinh đúng giờ và đúng chỗ quy định, nếu bạn đang gặp rắc rối với vấn đề này, hãy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu kinh nghiệm dạy mèo biết đi vệ sinh đúng chỗ dưới đây nhé.  Chuẩn Bị Nhưng Thứ Sau Cho Mèo Đi vệ Sinh Trước khi dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ thì các bạn nên biết cách chuẩn bị những vật dụng giúp mèo vệ sinh đúng chỗ hơn nữa phần này cũng hữu ích với các bạn mới nuôi mèo. Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn. Nguyên nhân phổ biến làm cho mèo không đi vệ sinh đúng chỗ là do khay quá nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo vẫn đang phát triển, một tấm khay có kích thước vừa vặn sẽ trở nên quá chật chội đối với chúng trong vài tháng tới. Khi mua khay vệ sinh cho mèo, bạn nên chọn loại lớn. Khi đó chúng sẽ cảm thấy rộng rãi thoáng mát và nghĩ rằng khay vẫn còn đủ chỗ để chứa phân và nước tiểu. Nếu mèo còn nhỏ hoặc đã già, bạn nên chọn loại khay có cạnh thấp để chúng dễ dàng ra vào không gặp trở ngại. Vậy lựa chọn khay kín hoặc mở Hai loại này đều có ưu khuyết điểm riêng. Một số mèo thích loại này hơn loại kia, trong khi số khác thì không. Bạn có thể mua cả hai loại để xem chúng thích loại nào. Ưu điểm lớn nhất của khay vệ sinh kín là sự riêng tư mà mèo thường thích. Việc sử dụng khay kín cũng xua đuổi chó ăn phân trong khay vệ sinh, nếu điều này gây nguy hiểm trong nhà. Khay vệ sinh kín thường khiến mùi hôi thối luẩn quẩn bên trong, và tình trạng này làm cho mèo càng không thích đi vệ sinh trong khay. Nếu mèo có kích thước lớn, chúng khó có thể xoay người hoặc đào bới trong khay. Mua ít nhất hai khay vệ sinh. Nếu nhà bạn đủ diện tích thì nên mua thêm hai hoặc ba khay vệ sinh. Bước này khá cần thiết nếu bạn nuôi nhiều mèo, hoặc trong trường hợp mèo còn nhỏ và đang học cách đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo mỗi con mèo cần có một khay riêng, cộng thêm một khay dự phòng nữa đặt trong nhà. Tìm vị trí thích hợp cho mèo Mèo có bản năng tự nhiên là chôn phân và nước tiểu, nhưng nếu không thể tiếp cận khay vệ sinh thì chúng sẽ tìm chỗ khác để giải quyết nỗi buồn. Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ hạn chế xảy ra vấn đề, nhưng nói chung có một số điểm bạn cần lưu ý khi lựa chọn vị trí đặt khay vệ sinh. Địa điểm cần phải dễ dàng tiếp cận và tiện lợi. Mèo sẽ không muốn phải đi quãng đường xa khi đang cần giải quyết gấp. Vì vậy bạn nên chọn chỗ nào giúp chúng có thể đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Không đặt khay vệ sinh gần khay thức ăn và nước uống của mèo. Mèo thường xem chỗ ăn uống là nhà của mình, khi đó chúng sẽ đi vệ sinh xa khu vực này theo bản năng tự nhiên vốn có. Việc đặt khay vệ sinh gần chỗ sinh hoạt sẽ làm chúng khó chịu và có khuynh hướng giải quyết nhu cầu bên ngoài khay. Tạo không gian yên tĩnh cho mèo. Đa số loài mèo thường chọn địa điểm vắng người để đi vệ sinh. Nếu bạn đặt khay vệ sinh ở khu vực ồn ào, tập trung nhiều người, phòng giặt giũ hay phòng sinh hoạt gia đình, thì chúng sẽ không sử dụng khay vệ sinh. Cho nên bạn cần di chuyển khay đến khu vực yên tĩnh ít người lui tới nhưng vẫn dễ tìm. Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Nhiều bạn mới nuôi mèo thường không hiểu sao và không biết làm cách nào vì mèo đi vệ sinh quá bừa bãi, gây mất vệ sinh. Đặc biệt, chúng thường chọn những chỗ kín, tối và rất khó dọn để ị bậy. Đơn giản vì đây là bản năng của mèo, chúng không muốn ai nhìn thấy phân của mình. Cho nên bạn hãy giữ cho mèo tránh xa những khu vực tối hoặc góc khuất trước khi rèn thói quen vệ sinh đúng chỗ nhé. Dạy mèo con vệ sinh đúng chỗ Với mèo con, bạn cần phải kiên nhẫn, hãy buộc mèo hoặc nhốt nó cố định vào một chỗ nào đó khuất hoặc tối, gần nhà vệ sinh hoặc sân vườn. Sau đó đặt chậu cát bên cạnh mèo và đảm bảo cát trong chậu dày từ 8 tới 10cm. Bạn có thể thỉnh thoảng đặt mèo vào chậu cát hoặc để ý khi mèo ăn xong, khi ngủ dậy thì làm như vậy để rèn thói quen vệ sinh cho mèo. Tránh không nên nhìn mèo khi nó đang đi vệ sinh vì bản năng của nó không muốn người hay bất kỳ loài vật nào nhìn thấy. Cứ duy trì như vậy trong khoảng 1 tuần là bé mèo của bạn sẽ tự biết vệ sinh vào chậu cát. Đối với mèo trưởng thành Mèo đã trưởng thành thì đơn giản hơn và bạn cũng có thể áp dụng cách làm như với mèo con. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý một vài vấn đề sau: Thay cát cho mèo thường xuyên và đúng cách. Nếu chậu cát quá bẩn, mèo sẽ không vệ sinh vào đó nữa nên bạn cần lưu ý thay cát thường xuyên. Chậu cát vệ sinh cho mèo phải đặt cố định một chỗ trong tầm mắt của nó. Tốt nhất, mỗi khi mèo đi vệ sinh xong bạn nên hót phần cát dính bẩn vào túi nilon vứt đi, nhưng nếu không có quá nhiều thời gian thì tối thiểu phải dọn cát 1 lần mỗi ngày để bé mèo không có cảm giác khó ở vì như vậy rất có thể mèo sẽ đi vệ sinh ra ngay bên cạnh chậu cát đấy. Cách Dạy Mèo Không Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Nếu mèo chưa được mèo mẹ dạy cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần phải hướng dẫn chúng. Điều này không có nghĩa bạn phải tự mình đi vệ sinh vào trong khay mà là ẵm mèo đặt trong khay tại thời điểm chúng sắp đi vệ sinh, và dạy mèo cách đào bới đất. Dùng ngón tay cào đất sang hai bên cho đến khi mèo đã hiểu rõ động tác. Nếu chúng đã thải phân vào khay nhưng chưa lấp đất lại, bạn nên dùng ngón tay bốc một ít đất phủ lên chất thải của chúng. Bước này mất khá nhiều thời gian, nhưng mèo sẽ hiểu được rằng chúng nên làm theo ví dụ này. Khi làm mẫu cách đào và chôn chất thải cho mèo xem, bạn cần dùng ngón tay của mình. Nếu bạn nắm lấy bàn chân của chúng và cố gắng chỉ cho mèo cách đào bới và chôn lấp, thì chúng sẽ sợ hãi hoặc khó chịu và có ác cảm với khay vệ sinh. Bạn nên hết sức kiên nhẫn, và tin tưởng rằng mèo yêu sẽ học được cách sử dụng khay vệ sinh một cách thành thạo. Không nên la mắng mèo. Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, đó là chúng không cố ý gây rối. Có thể mèo đang mắc bệnh, hoặc bạn cho chúng sử dụng khay vệ sinh hoặc cát gây khó chịu. Hành động quát mắng chỉ làm mèo sợ bạn hơn và cũng không có tác dụng giải quyết vấn đề. Tạo sự thoải mái cho mèo Mèo là 1 loài động vật rất sạch sẽ. Chính vì vậy mà chúng không thích đi vệ sinh ở những nơi bẩn thỉu như khay vệ sinh lâu ngày không được dọn dẹp chẳn hạn. Chúng sẽ tìm 1 nơi sạch sẽ hơn để vệ sinh như trên thảm, ghế sofa… Vậy nên bạn hãy dọn dẹp khay vệ sinh cho chúng hàng ngày nhé. Khoảng một lần một tuần, bạn cần đổ hết cát bẩn trong khay và vệ sinh sạch sẽ. Sau khi xúc hết đất ra ngoài, bạn dùng chất tẩy rửa không độc hại (hoặc nước xà phòng ấm) để rửa sạch, sau đó xả lại bằng nước và đổ cát mới vào khay. Nếu mèo con đi bậy ra ngoài khay vệ sinh, bạn cần lau chùi thật sạch sẽ khu vực đó. Như vậy mèo sẽ không đi bậy ở đó nữa. Mèo thường đi vệ sinh sau khoảng 20 phút sau ăn. Nên việc cho mèo ăn đúng giờ giấc và thường xuyên sẽ giúp bạn dự đoán được thời gian đi vệ sinh của mèo. Khi nhận thấy mèo con đang cần tìm chỗ vệ sinh, bạn có thể đưa chúng đến gần khay. Bạn có thể đặt 2 khay vệ sinh trong nhà để cho mèo thoải mái đi vệ sinh. Đây là quá trình đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của chủ nhân vì vậy bạn cần kiên trì và thực hiện tuần tự chậm rãi từng bước để đạt hiệu quả cao nhất.

01/11/2023 Xem tiếp
Có Nên Chọn Nuôi Chó Shiba Inu? Hướng Dẫn Cách Nuôi Từ A-Z

Có Nên Chọn Nuôi Chó Shiba Inu? Hướng Dẫn Cách Nuôi Từ A-Z

Giới thiệu chung về giống chó Shiba Inu Shiba Inu có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản và thuộc họ Spitz (bao gồm những giống chó nổi tiếng như: Akita, Alaska, Pomeranian, Samoyed, Husky, …). Trong tiếng Nhật, tên của chó Shiba có nghĩa đen là “con chó nhỏ”. “Inu” là chó và “Shiba” là nhỏ bé. Giới thiệu chung về giống chó Shiba Inu Shiba Inu được mệnh danh là giống chó với gương mặt hạnh phúc nhất Thế Giới. Chúng là phiên bản thu nhỏ của Akita Inu khi cơ thể chỉ bằng 1/3 so với người anh em kia. Ban đầu, chó Shiba được lai tạo để làm chó săn, chó bảo vệ hay chó giữ nhà. Shiba tinh nghịch và hài hước, luôn chú tâm đến mọi việc xung quanh nên là vật nuôi đáng tin cậy trong các hộ gia đình. Ngày nay, Shiba Inu trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhất là tại Mỹ, Canada và các nước Châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh. Có nên chọn nuôi chó Shiba Inu? Chắc chắn, đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chúng tôi sẽ liệt kê một số ưu và nhược điểm của Shiba Inu. Bạn có thể xem xét để biết chúng có thực sự phù hợp với mình và gia đình trước khi quyết định chọn nuôi. Ưu điểm: Shiba sở hữu lòng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Chúng chỉ coi một người duy nhất là chủ trong suốt cuộc đời của mình. Chó Shiba thông minh, có thể hiểu chủ nhân muốn gì qua nét mặt. Tính cách hài hước và khuôn mặt biểu cảm của chúng sẽ khiến bạn cảm thấy thư giãn mỗi khi về nhà. Shiba sở hữu sức khoẻ tốt lại không kén ăn, dễ chăm sóc nên rất phù hợp với những người mới nuôi chó lần đầu. Chó Shiba nổi tiếng sạch sẽ, gọn gàng như một chú mèo. Shiba có thể sống hòa đồng với những thú cưng khác rất tốt, miễn là bạn dành thời gian cho chúng tiếp xúc với các con vật đó từ sớm. Chó Shiba sở hữu thân hình nhỏ nên có thể nuôi trong những căn nhà nhỏ với không gian chật hẹp như: căn hộ hay chung cư. Shiba Inu là giống chó thân thiện và yêu quý trẻ em. Chúng là lựa chọn tuyệt vời với những gia đình có con nhỏ. Khuyết điểm: Chó Shiba Inu sở hữu bộ lông đẹp nhưng rụng quanh năm với số lượng khủng khiếp. Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Điều này sẽ gây ra khá nhiều rắc rối cho cuộc sống của bạn. Nhất là khi gia đình bạn có người bị dị ứng lông chó. Bản tính của chó Shiba nghịch ngợm và phá phách. Chúng có thể cắn phá đồ đạc nếu nhà bạn không có đủ không gian cho chúng nô đùa, chạy nhảy. Shiba Inu tràn đầy năng lượng, thậm chí tăng động. Bạn có thể gặp nhiều phiền phức trong việc kiểm soát giống chó này khi ra ngoài. Chó Shiba sủa nhiều và rất ồn ào. Chúng có thể sủa cả đêm, cả ngày, bất kể lúc nào chúng thích mà không vì bất kỳ lý do gì. Shiba có tính sở hữu cao. Chúng đôi khi bảo vệ chủ nhân hơi thái quá. Giống chó này cũng hay mất tập trung nên không phù hợp để giữ nhà. Hướng dẫn cách nuôi chó Shiba Inu từ A-Z Điều kiện sống phù hợp Shiba Inu là giống chó hiếu động, nghịch ngợm nên môi trường sống cần không gian rộng rãi. Lý tưởng nhất là những căn nhà có sân vườn cho chúng chạy nhảy, nô đùa. Không thì nuôi trong căn hộ nhỏ hay chung cư cũng được. Nhưng với điều kiện phải dắt chúng ra ngoài cho vận động ít nhất 30-60 phút mỗi ngày. Chó Shiba Inu cần không gian rộng rãi để chạy nhảy Ngoài ra, bạn nên đặt nơi ăn ở, ngủ nghỉ của chó Shiba ở một vị trí thích hợp trong nhà. Thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Lưu ý là không nên tách biệt nơi ở của chó Shiba với con người. Giống chó này cần được ở cạnh gia đình bạn nếu không muốn chúng trở nên xa cách và hung hăng với con người. Hoạt động thể chất Shiba là giống chó ưa vận động. Chúng có thể chạy nhảy cả ngày không mệt mỏi. Nếu nuôi trong căn hộ nhỏ, bạn nên dẫn chúng đi dạo mỗi ngày. Có thể cho tập các bài tập thể lực nhẹ nhàng như: chạy bộ, bắt bóng, bơi lội, nhảy cao, … Giống chó này không đòi hỏi một chế độ luyện tập khắt khe như: Becgie Đức, Rottweiler hay Pitbull, … nên chủ nuôi khá nhàn nhã trong vấn đề huấn luyện thể lực. Khi cho ra ngoài, bạn nên để mắt đến chó Shiba Inu. Bản năng chó săn đôi khi khiến chúng chạy rượt theo những vật vật nuôi khác dẫn đến đi lạc. Hãy dạy chúng các mệnh lệnh vâng lời ngay từ nhỏ để có thể kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, không nên nhốt chó Shiba Inu trong nhà quá lâu. Bạn có thể biến một chú chó năng động, hoạt bát như Shiba Inu trở nên nhút nhát, sợ người. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với chó Shiba Inu Bất kỳ bé Shiba nào cũng cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học nếu muốn chúng phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhìn chung, một chú chó Shiba Inu có thể được cho ăn 3 – 4 lần mỗi ngày theo khẩu phần ăn sau đây để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng: Chế độ dinh dưỡng phù hợp với chó Shiba Inu Chó Shiba nặng từ 6.8 kg có thể cho ăn 103g – 119g thức ăn mỗi bữa tùy theo mức vận động. Chó nặng 8 kg có thể được cho ăn 114g-132g. Chó nặng 9 kg có thể được cho ăn 125g đến 144g. Chó nặng 10 kg có thể được cho ăn 135g đến 156g. Chó Shiba trưởng thành nặng trên 11 kg có thể được cho ăn 145g đến 166g. Khi một con chó Shiba Inu trên 6 tháng tuổi, chúng có thể được cho ăn thức ăn của chó trưởng thành. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng cần khoa học và thức ăn cung cấp mỗi bữa cần chứa được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cách chăm sóc lông và vệ sinh cơ thể cho chó Shiba Inu Một số vật dụng bắt buộc phải có trong quá trình chăm sóc Lược chuyên dụng chải lông cho những giống chó lông dài. Có thể kể đến loại lược FURminator giúp lấy lông chết còn sót lại trên cơ thể chó. Đây là món bảo bối không thể thiếu với bất kỳ ai khi nuôi giống chó lông dài như Shiba. Bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho chó. Nên dùng loại kem đánh răng an toàn khi nuốt. Kìm cắt móng và kéo cắt tỉa lông cho chó Shiba. Máy sấy công suất lớn, chuyên dành để sấy lông cho những giống chó lông dày và rậm rạp như Shiba. Sữa tắm dành riêng cho chó lông dài. Nên chọn loại sữa tắm dưỡng ẩm da và làm mượt lông. Không nên dùng xà bông hay sữa tắm của người. Da chó Shiba nhạy cảm có thể nổi dị ứng, vảy gàu hay lở ghẻ. Vì sữa tắm của người có chất kích ứng da mạnh. Chăm sóc lông Chó Shiba sở hữu bộ lông dày và rậm rạp, lại hay rụng nên khiến chủ nuôi gặp khá nhiều rắc rối. Bạn có thể giảm thiểu tình trạng rụng lông bằng cách cắt tỉa và chải chuốt lông thường xuyên. Nên dùng loại lược chuyên dụng chải lông mỗi ngày để loại bỏ các sợi lông chết, kích thích mọc lông mới. Cắt tỉa lông nên được thực hiện đều đặn khoảng 2-3 tháng một lần. Bộ lông sẽ gọn gàng, bớt lởm chởm, tình trạng rụng lông cũng được giảm thiểu đáng kể. Vệ sinh cơ thể Shiba Inu vốn là giống chó ưa sạch sẽ nên vệ sinh cơ thể cho chúng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tắm rửa thường xuyên 1-2 lần một tuần là được. Khi tắm thì lưu ý làm sạch một số vị trí ngóc ngách trên cơ thể chó Shiba như: lỗ tai, kẽ ngón chân, nách chân, lỗ mũi. Những vị trí này cực kỳ bẩn nhưng ít được để ý nhất. Trong quá trình tắm nên kết hợp cắt tỉa móng chân bằng kìm cắt móng + vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng để phòng tránh một số bệnh hô hấp như: viêm phổi cấp, cảm cúm, ho cũi, … Sau khi tắm thì nên sấy khô lông cho chó Shiba. Tránh để tình trạng lông ẩm ướt, bốc mùi hôi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể đưa chó Shiba Inu đến các Spa hay cửa hàng chăm sóc thú cưng nếu không có thời gian tắm rửa vệ sinh cho chúng. Tại đây, họ sẽ tiến hành chải chuốt, cắt tỉa và tạo hình bộ lông, đồng thời tắm rửa giúp bé Shiba nhà bạn có một diện mạo hoàn hảo nhất. Giá một lần chăm sóc cũng không quá cao. Khoảng 100-200k một lần. Bạn chỉ cần đưa chó Shiba đi 2-3 tháng một lần là được. Vấn đề sức khoẻ của chó Shiba Tuổi thọ của chó Shiba Inu rơi vào khoảng 12-15 năm. Nhìn chung, giống chó này sống khá khoẻ mạnh nhưng cũng dễ mắc phải một số căn bệnh di truyền. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chủ nuôi cũng nên nắm rõ để biết cách phòng tránh cho hiệu quả. Dưới đây là những căn bệnh hay gặp ở giống chó Shiba Inu nhất: Bệnh tăng nhãn áp – cả sơ cấp và thứ cấp – BVA / KC / ISDS Chứng loạn sản xương hông Nhiễm trùng tai – chủ yếu là do ống tai hẹp Tràn dưỡng cấp màng phổi Đục thủy tinh thể Động kinh Dị ứng Ngoài ra, còn có một số căn bệnh nguy hiểm khác như: Care, Parvo, dại, viêm gan, … nhưng những bệnh này có thể phòng tránh được tiêm phòng vacine cho chó Shiba theo đúng liệu trình. Tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ cho chó Shiba Inu Tẩy giun sán định kỳ cũng là việc làm chủ nuôi nên quan tâm. Bắt đầu tẩy khi chó Shiba đủ 2-3 tuần tuổi, lặp lại vào 6 và 9 tuần tuổi. Sau đó mỗi tháng tẩy lại một lần cho đến khi trên 6 tháng tuổi thì cách 2-3 tháng mới tẩy tiếp. Bạn có thể tự tẩy giun cho chó tại nhà theo đơn thuốc hướng dẫn của bác sĩ thú y. Bạn nên bắt đầu tiêm phòng cho chó Shiba ngay khi chúng đủ 6 tuần tuổi. Hãy thực hiện đúng liệu trình tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe cho bé cún nhà bạn. Cụ thể như sau: Mũi đầu tiên (từ 6-8 tuần tuổi): vacine 5in1 phòng các bệnh: Care, Parvo, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi và cúm. Giá khoảng 150-200k. Mũi thứ 2 (từ 10-12 tuần tuổi): vacine 7in1 phòng 5 bệnh trên và thêm 2 bệnh mới là: Leppo và bệnh tiêu chảy Corona. Giá khoảng 180-200k. Mũi thứ 3 (từ 12-14 tuần tuổi): vacine phòng dại – một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở chó. Giá khoảng 200-220k. Mũi 4 (1 năm tuổi): Nhắc lại mũi 2, không bắt buộc tiêm nhưng tiêm được thì vẫn tốt hơn. Bất kỳ cơ sở thú y nào cũng có dịch vụ tiêm chủng cho chó. Bạn có thể đến cơ sở gần nhất để đăng ký liệu trình tiêm. Một lưu ý là vaccine không có tác dụng phòng tránh hiệu quả đối với chó trưởng thành.  

01/11/2023 Xem tiếp
brand_1
brand_2
brand_3
brand_4
brand_5
brand_6
brand_7
brand_8
icon icon icon